Vì sao phải chôn cất người quá cố
Vì sao cần chôn cất người quá cố? Đã là nhân vị, cần có những quyền lợi của một con người: Quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tôn giáo, quyền được người khác tôn trọng. Vì con người là một cá vị riêng biệt được tạo hóa sinh ra. Vì thế, không chỉ tôn trọng người còn sống mà khi qua đời, mình cũng cần tỏ lòng tôn trọng với họ. Việc tỏ lòng tôn kính người quá cố thể hiện qua việc lo hậu sự, chôn cất cách nghiêm chỉnh theo những nghi lễ, tôn giáo. Việc chôn cất người quá cố mang những ý nghĩa nhân văn như sau: Xem thêm về 49 người chết sẽ đi đâu
Thể hiện lòng tôn trọng, kính mến của người sống dành cho người đã khuất. Việc chôn cất là thể hiện việc tôn kính ấy. Vì họ xứng đáng được như vậy.
Việc chôn cất người quá cố còn mang ý nghĩa tâm linh: Cụ thể như đạo Công giáo, xem thân xác là đền thờ của Chúa Thánh Thần, vì thế, họ rất trân trọng thân xác ấy, vì họ tin rằng xác loài người ngày sau sống lại, hợp nhất với hồn. Hoặc theo tín ngưỡng phật giáo: thì việc chôn cất thi hài là gửi gắm thân xác trở về với cát bụi, với cội nguồn, nơi họ đã từng được sinh ra và lớn lên.
Việc chôn cất người quá cố còn thể hiện di sản văn hóa của từng vùng miền. Đây là yếu tố mang tính bản sắc riêng của vùng miền. Và qua việc ma chay, chôn cất, họ bày tỏ lòng thương nhớ người đã ly trần. Và cũng là cách để xử lý thi hài người quá cố cách tốt nhất.
Xem thêm bài viết chọn đất chôn người quá cố tại
Các loại hình chôn cất người quá cố
Có khá nhiều loại hình chôn cất hiện nay trên thế giới. Việc chôn cất người quá cố thường dựa vào phong tục tập quán, nghi lễ tôn giáo, văn hóa vùng miền. Dưới đây là các phương pháp an táng phổ biến:
Thổ táng
Người phương tây, và Việt Nam nơi đất còn rộng thường dùng phương pháp này để an táng người đã qua đời. Hình thức này khá đơn giản: Cho thi hài vào quan tài, sau đó chôn cất họ dưới lòng đất. Và đây là hình thức mà mộ đơn tại Nghĩa Trang Sala Garden đang có các sản phẩm.
Hỏa táng
Đây là cách mà nhiều quốc gia sử dụng để xử lý thi hài người qua đời: Ấn Độ, Nhật, Hàn, và trong đó có cả Việt Nam. Thi Hài sẽ được đốt ở các lò hỏa táng và sau đó tro cốt được đựng trong hũ. Hũ đó được người sống đem gửi tại Chùa, nhà thờ, hoặc để tại nhà, thậm chí đem đi chôn ở nghĩa trang.
Hỏa táng: Đây là loại chôn cất phổ biến ở một số quốc gia châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Người quá cố sẽ được đặt vào một chiếc lọ đựng tro và sau đó đốt cháy. Tro sau đó sẽ được đưa vào một hũ và đặt trong một ngôi đền hoặc trong một nghĩa trang.
Táng trên cây
Đây là loại hình thường thấy ở các nước Nam mỹ và Châu Phi, thi thể người quá cố sẽ được đặt trên cây
Thủy táng
Đây là loại hình có ở Ấn Độ, người chết sẽ được thả xuống nước trôi theo dòng nước và phân hủy dưới đó
Kền Kền Táng
Đây là loại hình dùng chim kền kền để xử lý thi thể người quá cố. Tập tục kền kền táng thường ở các nước: Mông Cổ.
Lịch sử an táng với mộ
Thời ký cổ đại
Lượt qua lịch sử của việc an táng được trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, tính từ thời cổ đại trước công nguyên. Người Ai Cập 5000 năm trước công nguyên đã biết thể hiện lòng thành kính với người đã khuất cụ thể qua vị vua của mình, mà lúc bấy giờ gọi là Pharaon. Họ chôn người chết ở dưới đất, lập ra các kim tự tháp là nơi chôn những vị vua của họ.
Thời kỳ trung cổ:
Văn hóa Kito giáo, với việc chôn cất người đã khuất ở dưới lòng đất, hay còn gọi là hang toại đạo. Nơi đây họ đào hầm, rồi trong hầm đó họ chôn người đã khuất dưới đó. Hoặc áp dụng phong tục chôn người trong vắt núi, cụ thể trong Kinh Thánh chúa Gie6su được mai táng trong mộ đá.
Trong nghi lễ an táng thời trung cổ, các ngôi đền được xây dựng để tôn vinh những người đã khuất theo nghi lễ đạo Hồi.
Thời kỳ hiện đại:
Người ta áp dụng thổ táng, phổ biến ở nước phương tây, và hỏa táng ở các nước châu á: Nhật, Hàn, Trung Quốc.
Như vậy, việc an táng cho người đã khuất đã có từ rất lâu, và mộ cũng được định nghĩa từ thời đó.
An táng người quá cố là một nghi thức truyền thống được thực hiện trong nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Việc an táng người quá cố mang đến ý nghĩa về sự tôn trọng và tri ân đối với những người đã qua đời, cũng như mang đến sự kết thúc cho một cuộc đời.
Ý nghĩa của tổ chức lễ an táng
Như đã nói trên, nghi thức an táng cho người quá cố không chỉ tỏ lòng tôn kính với người đã khuất, mà còn là cách để những người sống đến, chia buồn với người trong tang quyến, và tưởng nhớ những việc người chết khi còn sống đã làm để tri ân, nhắc nhớ…
Ngoài yếu tố trên, còn yếu tố liên quan đến tâm linh: Tổ chức lễ an táng là cách để người sống cầu nguyện, gửi gắm những ước nguyện của mình đến Thượng Đế để mong cầu cho đời sau họ có cuộc sống tốt hơn. Qua đó gửi gắm cho người sống thông điệp: Chết không phải là hết, mà sau cái chết còn một cái gì đó mà theo từng quan niệm văn hóa, tôn giáo định nghĩa khác nhau: Nước trời, là siêu thoát, đầu thai, niết bàn….
Và thông điệp gửi gắm cuối cùng khi dự lễ an táng: Ai cũng phải chết, và cuộc sống rất vắn vỏi, vì thế hãy sống sao để khi chết nhiều người tưởng nhớ đến. Giống như câu nói: Hổ chết để da, người chết để tiếng.
Xem thêm về mộ gia tộc Sala Garden
Tóm lại
Việc an táng người quá cố đã có từ lâu đời, và tùy vào nền văn hóa, tôn giáo mà việc an táng có khác biệt. Nhưng chung quy vẫn là tưởng nhớ người đã khuất,
Lý Minh Tuấn là tác giả và là dịch giả, sinh năm 1941 tại Quảng Ninh. Ông theo học tiểu học Pháp tại Ecole Franco Vietnamienne, Móng Cái. Ông tốt nghiệp cử nhân Giáo Khoa Triết Học Đông Phương tại đại học Văn Khoa Sài Gòn năm 1968. Vào năm 1973 ông tiếp tục cao học Triết tại Viện đại học Vạn Hạnh Sài Gòn. Từ 1987 đến 2019 ông giảng dạy và biên soạn về triết học Phương đông: Trang tử, Khổng tử, Lão tử, Kinh Dịch, Đông Phương triết học cương yếu, Nho văn căn bản, Kinh Thánh qua cái nhìn từ Đông Phương, Đức Giesu Kito qua Kinh Thánh Cựu Ước, Vào cửa Triết Đông và các đầu sách khác….