Người nhà qua đời là nỗi đau của gia đình, tuy nhiên người mất đã mất, việc của người sống là lo hậu sự cho người đã khuất cụ thể là tổ chức tang lễ cho người thân của mình. Nghi lễ an táng hay mai táng sẽ là việc làm mà người còn sống cần phải chuẩn bị. Vậy cần chuẩn bị gì khi nhà có người qua đời?
An táng hay mai táng là gì?
Theo từ điển Hán Việt, Mai có nghĩa là chôn vùi, che lấp. Táng có nhiều ngữ nghĩa, trong bối cảnh này táng được hiểu là chôn. Như thế an táng hay mai táng là chôn cất người chết hay người đã qua đời.
Mai táng theo nghị định chính phủ số 23/2016/NĐ-CP định nghĩa mai táng như sau: Là hành động chỉ việc lưu giữ thi hài hay tro cốt của người chết dưới lòng đất.
Tuy vậy, việc mai táng không chỉ đơn giản như định nghĩa trên, mà còn phụ thuộc vào rất nhiều thủ tục, phong tục tập quán của nhiều vùng miền, văn hóa, tín ngưỡng. Chúng ta lượt qua các phong tục mai táng.
Xem thêm
2 Tiêu Chí Chọn Hướng Mộ Theo Phong Thủy
Nghi lễ an táng là gì?
Đây là chuỗi những hành động theo phong tục tập quán, nhằm quy tụ những người còn sống lại để họ chia buồn với tang quyến và cũng là gặp mặt người quá cố lần cuối, tỏ lòng tri ân, tôn kính và sau đó tiễn người đã mất đến nơi an nghỉ cuối cùng. Nghi lễ này được tổ chức khác nhau tùy theo phong tục, tập quán cũng như tôn giáo.
Ý nghĩa của mai táng
An táng là một nghi thức cuối cùng tỏ lòng tôn trọng, thành kính với người đã mất. Người miền tây chọn cách an táng và hỏa táng để có lưu giữ người thân tại một địa điểm như nghĩa trang chung, mảnh đất vườn sau nhà để ra vào nhang khói, hoặc gởi tro cốt lên nhà thờ và chùa để những ngày lễ có thể đến đọc kinh và cầu nguyện cho người mất…
Chuẩn bị gì khi nhà có người thân qua đời?
Để tránh sai sót khi nhà có hữu sự Nghĩa Trang Sala Garden xin chia sẻ các bước cần làm sau khi người nhà qua đời:
- Thông báo cho người thân trong gia đình cũng như bạn bè, hàng xóm… Nếu người qua đời đang công tác tại đơn vị nào đó, thì báo cho đơn vị đó biết nếu cần.
- Người đã mất trực thuộc tôn giáo nào, cần phải liên hệ với cơ sở tôn giáo phù hợp gần nhà. Nếu là công giáo thì báo cho trưởng khu và cho cha sở. Nếu là bên phật giáo, liên hê thầy gần đó hay thầy quen.
- Tiếp đến tìm xem người qua đời có để di chúc hay di ngôn nào không, nếu có thì người sống thực hiện.
- Liên hệ dịch vụ tổ chức tang lễ trọn gói nếu có, hoặc nếu không có dịch vụ đó, thì gia quyến có thể sắp xếp người đi mua hòm, thuê rạp, bàn ghế để chuẩn bị.
- Liên hệ chính quyền địa phương làm giấy báo tử.
- Tắm rửa sạch sẽ cho người đã chết, đặt nằm trên giường, lấy khăn trắng phủ lên, và tùy vào tôn giáo mà để ảnh tượng hay nhang khói. Thông thường với người bên Phật giáo, sau khi mất, người nhà sẽ để nải chuối trên người. Còn với công giáo sẽ để tượng Chúa Giê su chịu nạn và nến ngay chân người quá cố.
- Viết cáo phó: Bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, nguyên quán, nơi sinh, và ngày giờ nhập quan, di quan…
Trên đây là những việc cần làm khi nhà có người thân qua đời. Chúng tôi xin gửi đến các bạn tham khảo.
Lý Minh Tuấn là tác giả và là dịch giả, sinh năm 1941 tại Quảng Ninh. Ông theo học tiểu học Pháp tại Ecole Franco Vietnamienne, Móng Cái. Ông tốt nghiệp cử nhân Giáo Khoa Triết Học Đông Phương tại đại học Văn Khoa Sài Gòn năm 1968. Vào năm 1973 ông tiếp tục cao học Triết tại Viện đại học Vạn Hạnh Sài Gòn. Từ 1987 đến 2019 ông giảng dạy và biên soạn về triết học Phương đông: Trang tử, Khổng tử, Lão tử, Kinh Dịch, Đông Phương triết học cương yếu, Nho văn căn bản, Kinh Thánh qua cái nhìn từ Đông Phương, Đức Giesu Kito qua Kinh Thánh Cựu Ước, Vào cửa Triết Đông và các đầu sách khác….